1. Ung Thư Vú Là Gì?
Ung thư vú là một loại ung thư bắt đầu phát triển trong các tế bào của vú. Nó thường xuất hiện khi các tế bào trong vú bắt đầu phân chia và phát triển không kiểm soát, tạo thành khối u. Khối u này có thể là lành tính (không gây ung thư) hoặc ác tính (gây ung thư). Ung thư vú ác tính có thể lan rộng sang các mô khác trong cơ thể, gây ra sự di căn.
Có lẽ nhiều người đều nghĩ rằng ung thư vú là bệnh của nữ giới, nhưng KHÔNG, thực tế là nam giới vẫn có bệnh ung thư vú, chỉ là tỉ lệ thấp hơn nữ giới rất nhiều mà thôi! Lầm tưởng thứ hai, là đột biến gen BRCA-1 hoặc BRCA-2 chỉ có ở nữ giới thôi, nhưng thực ra là cả hai giới đều có!

Một số triệu chứng phổ biến của ung thư vú bao gồm:
- Sự thay đổi kích thước hoặc hình dạng của vú.
- Có khối u hoặc nốt cứng ở vú hoặc nách.
- Tiết dịch từ núm vú không phải là sữa mẹ, đặc biệt nếu có máu.
2. Các Nguyên Nhân Ung Thư Vú: 12 yếu tố phổ biến nhất
Nguyên nhân ung thư vú có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan, nhưng không có một nguyên nhân cụ thể nào gây ra bệnh. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:
- Về tuổi: Ung thư vú ở phụ nữ châu Á thường bắt đầu sớm hơn phụ nữ châu Âu (trên thực tế chúng tôi nhận thấy có những bạn trẻ sinh năm 1990 đã bị ung thư vú, và tuổi bệnh nhân ung thư ngày càng trẻ hơn so với trước đây)
- Tiền sử gia đình: Nếu có mẹ hoặc chị gái hoặc con gái bị ung thư vú thì nguy cơ người đó mắc ung thư vú tăng gấp đôi. Nếu trong gia đình có trên hai người thân bậc I (mẹ/dì/chị -em gái/con gái) thì nguy cơ mắc ung thư vú của người đó tăng gấp 5-6 lần. Người thân quan hệ xa mắc ung thư vú (không phải những người đã liệt kê ở bậc I) thì có tăng nguy cơ nhưng ít!
- Yếu tố di truyền: Đột biến gen BRCA-1 hoặc BRCA-2 làm tăng nguy cơ ung thư vú (và ung thư buồng trứng). Chúng ta sẽ có một bài riêng về gen này.
- Sự biến đổi hormone: Với những phụ nữ có kinh sớm (trước 11tuổi) và mãn kinh muộn (>50 tuổi) có nguy cơ bị ung thư vú gấp 2 lần người bình thường.
- Mang thai và cho con bú: Phụ nữ chưa sinh đẻ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn phụ nữ cùng tuổi đã sinh đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ. Phụ nữ mang thai lần đầu muộn (>35t) cũng có nguy cơ ung thư vú cao hơn người cùng tuổi. Do đó có khuyến cáo nên sinh con trước 30 tuổi (vì nhiều lợi ích khác chứ không phải chỉ vì đối diện nguy cơ ung thư vú)
- Mật độ mô vú cao: Những thay đổi lành tính ở vú (như bướu sợi tuyến hay thay đổi dạng nang của tuyến vú) cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên: Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống liên tục trên 10 năm cũng là yếu tố nguy cơ.
- Sử dụng hóc môn thay thế : Việc sử dụng hormone thay thế (HRT) tuổi mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú (so với người không dùng hóc môn ở cùng nhóm tuổi)
- Lối sống thiếu lành mạnh: Chế độ ăn gây béo phì, hoặc ăn nhiều đồ ngọt, ít rau củ cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Lối sống không lành mạnh như sử dụng rượu, thuốc lá hoặc thức khuya, dậy muộn và ít vận động cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung!
Trên đây là 12 “gạch đầu dòng” để điểm mặt những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư vú. Nhưng không phải yếu tố nguy cơ nào cũng có tỉ lệ gây ra ung thư vú ngang nhau. Có yếu tố “mạnh” như đột biến gen BRCA, như người thân bậc I mắc ung thư vú; nhưng cũng có những yếu tố nguy cơ chỉ góp phần nhỏ vào bệnh ung thư vú như chế độ ăn, lối sống, thuốc tránh thai, tuổi có kinh, tuổi mãn kinh, tuổi sinh đẻ (mà trong y khoa gọi chung là tiền sử sản khoa). Do đột biến gen BCRA là một yếu tố nguy cơ “mạnh” nên lần tới phòng khám sẽ xin chia sẻ về gen đột biến gây bệnh ung thư này.
3. Cách Phát Hiện Ung Thư Vú Phổ Biến Hiện Nay
Phát hiện sớm ung thư vú có vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp phát hiện ung thư vú:
1. Tự khám vú định kỳ
Phụ nữ nên tự kiểm tra vú hàng tháng, đặc biệt là sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Khi tự kiểm tra, cần chú ý:
- Sờ thấy khối u hoặc cục cứng trong vú hoặc dưới cánh tay.
- Thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú.
- Núm vú tụt vào trong, tiết dịch bất thường (đặc biệt là dịch có máu).
- Da vú nhăn nhúm, đỏ hoặc sưng.
2. Khám lâm sàng
Bác sĩ có thể khám lâm sàng để kiểm tra các dấu hiệu bất thường ở vú. Việc khám này nên được thực hiện định kỳ, đặc biệt đối với những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
3. Chụp Nhũ Ảnh 3D
Chụp nhũ ảnh 3D với Senographe Pristina là một công nghệ tiên tiến do GE Healthcare phát triển, giúp cải thiện trải nghiệm và kết quả trong việc phát hiện ung thư vú.
Chụp nhũ ảnh 3D (3D Tomosynthesis) cho phép máy ảnh chụp nhiều lớp cắt mỏng của vú từ nhiều góc độ khác nhau, sau đó ghép lại thành một hình ảnh 3D chi tiết. Điều này giúp bác sĩ thấy rõ hơn cấu trúc bên trong vú, tránh bỏ sót các khối u nhỏ hoặc những thay đổi khác trong mô vú mà có thể bị che khuất trong nhũ ảnh 2D thông thường.

Ưu điểm của Senographe Pristina
- Cải thiện sự thoải mái cho bệnh nhân: Hệ thống này được thiết kế với mục tiêu giảm bớt căng thẳng và khó chịu khi chụp nhũ ảnh. Senographe Pristina có thiết kế thân thiện với người dùng, bao gồm tay cầm để bệnh nhân có thể giữ khi chụp và hạn chế áp lực của vú, giúp quá trình chụp nhẹ nhàng hơn.
- Hình ảnh sắc nét: Công nghệ 3D giúp tạo ra các hình ảnh có độ phân giải cao và chi tiết, giúp phát hiện các khối u nhỏ hoặc tổn thương mà nhũ ảnh truyền thống có thể bỏ qua.
- Độ an toàn cao hơn: Senographe Pristina sử dụng liều lượng tia X thấp hơn so với các hệ thống khác mà vẫn duy trì chất lượng hình ảnh cao.